* Tủ lạnh có thể thành bom nếu dùng không đúng cách
Tủ lạnh có thể thành bom nếu dùng không đúng
Gần đây, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội và nguyên nhân được cho là nổ bình gas tủ lạnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều nhưng vẫn xảy ra. Xem tiếp...
Gần đây, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội và nguyên nhân được cho là nổ bình gas tủ lạnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều nhưng vẫn xảy ra. Xem tiếp...
Ngoài vụ cháy nhà tại khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội trên, nổ bình gas tủ lạnh còn là nguyên nhân của một số vụ việc khác khiến chủ nhà bị thương, gây sập tường, hư hỏng đồ đạc ở Bình Chánh (TP HCM), Lâm Đồng...
Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... Trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh, máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa…
“Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ”, ông Tiến cho biết thêm.
Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam, gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...
“Các trường hợp tủ lạnh cháy nổ nhiều khả năng là sử dụng gas thân thiện môi trường. Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa”, tiến sĩ Tuấn Anh nói. Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, chỉ trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.
Để phòng tránh cháy nổ tủ lạnh, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, điều quan trọng nhất là phải sử dụng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá “già nua”, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần... Ông khuyến cáo, nếu gia đình chưa có điều kiện đổi ngay tủ lạnh mới thì với tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas. Nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ. Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa đến những cơ sở sửa chữa có uy tín.
Còn tiến sĩ Tuấn Anh lưu ý, khi mua tủ lạnh nên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành. Khi sử dụng, đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) 1-3 m; cách xa tường 10 -15 cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước)... Tủ lạnh cần được bảo dưỡng mỗi tháng một lần.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… “Trong những tình huống đó, tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và kêu thợ có chuyên môn đến sửa chữa kịp thời”, ông Tuấn Anh lưu ý.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa…
“Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ”, ông Tiến cho biết thêm.
Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam, gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...
“Các trường hợp tủ lạnh cháy nổ nhiều khả năng là sử dụng gas thân thiện môi trường. Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa”, tiến sĩ Tuấn Anh nói. Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, chỉ trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.
Để phòng tránh cháy nổ tủ lạnh, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, điều quan trọng nhất là phải sử dụng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá “già nua”, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần... Ông khuyến cáo, nếu gia đình chưa có điều kiện đổi ngay tủ lạnh mới thì với tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas. Nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ. Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa đến những cơ sở sửa chữa có uy tín.
Còn tiến sĩ Tuấn Anh lưu ý, khi mua tủ lạnh nên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành. Khi sử dụng, đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) 1-3 m; cách xa tường 10 -15 cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước)... Tủ lạnh cần được bảo dưỡng mỗi tháng một lần.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… “Trong những tình huống đó, tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và kêu thợ có chuyên môn đến sửa chữa kịp thời”, ông Tuấn Anh lưu ý.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin nổi bật
-
Tuyển nhân viên kỹ thuật điện lạnh
-
Khuyến mãi
-
Mua máy lạnh tiết kiệm điện, giá rẻ tại Bình Phước
-
8 lợi ích của máy làm mát không khí bằng hơi nước
-
Cách tính công suất máy lạnh
-
6 ưu điểm công nghệ inverter của máy lạnh Mitsubishi
-
Cách chống nóng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa hè
-
*Máy làm mát không khí cho không gian mở
-
*Giải pháp làm mát không khí tại tiệm Net
-
* 13 cách làm giảm tiền điện hàng tháng cực kỳ hiệu quả